Phản ứng của thị trường chứng khoán Mỹ sau những lần Fed hạ lãi suất trong 50 năm qua

Ngày 18/9, sau cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định hạ lãi suất 0,5 điểm phần trăm, chính thức bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ. Động thái này diễn ra trong bối cảnh các dữ liệu kinh tế Mỹ yếu hơn dự báo và lạm phát đã xuống thang. Đây là lần hạ lãi suất đầu tiên của Fed kể từ năm 2020.

Động thái này mang lại xung lực mạnh cho thị trường chứng khoán. Trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (19/9), thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh và thiết lập kỷ lục mới.

Đồ thị thông tin dưới đây thể hiện mức tăng trưởng của chỉ số S&P 500 vào mốc 3 tháng, 6 tháng và 1 năm kể từ khi Fed hạ lãi suất lần đầu tiên, dựa trên dữ liệu từ năm 1973 của PinPoint Macro Analytics.

Phản ứng của thị trường chứng khoán Mỹ sau những lần Fed hạ lãi suất trong 50 năm qua - Ảnh 1

Có thể thấy, bình quân 5 thập kỷ qua, S&P 500 tăng 4,9% vào 1 năm sau lần hạ lãi suất đầu tiên. Sau 1 năm, mức tăng trưởng dương được ghi nhận trong gần 70% các trường hợp.

3 tháng sau lần hạ lãi suất đầu tiên, thị trường có xu hướng giảm, nhưng sau đó phục hồi vào mốc 6 tháng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng có sự biến động lớn. Ví dụ, S&P 500 ghi nhận tăng trưởng âm ở mức hai con số sau lần hạ lãi suất đầu tiên vào các năm 1973, 1981, 2001 và 2007. Trong khi đó, chỉ số này tăng 36,5% một năm sau lần hạ lãi suất đầu tiên năm 1982.

Trong chu kỳ nới nới lỏng chính sách tiền tệ gần đây nhất với lần hạ lãi suất đầu tiên diễn ra vào năm 2019, S&P tăng 14,5% một năm sau đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *