Doanh nghiệp Việt cần chiến lược gì?

* Thưa ông, đâu là những chính sách kinh tế chính mà ông Trump và chính quyền của mình có thể áp dụng, tạo ảnh hưởng đến các DN nước ngoài, đặc biệt là Việt Nam?

– Trong chiến dịch tranh cử lần này, ông Donald Trump đã nhấn mạnh một loạt cam kết kinh tế, tập trung vào bảo hộ thương mại và khuyến khích sản xuất nội địa. Những chính sách này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến DN nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Ông Trump đã cam kết bảo vệ việc làm cho người dân Mỹ bằng cách tăng thuế nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có hàng hóa từ Trung Quốc và một số quốc gia khác. Điều này nhằm giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu và khuyến khích sản xuất trong nước. Đối với Việt Nam, đây là thách thức nếu sản phẩm xuất khẩu phải đối mặt với rào cản thuế quan và quy định kiểm soát chất lượng khắt khe hơn.

Ông Trump cũng cam kết giảm thuế thu nhập DN và ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích sản xuất trong nước. Điều này có thể thu hút dòng vốn đầu tư quay trở lại Mỹ, làm giảm cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ các tập đoàn Mỹ tại các quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam. Tuy nhiên, DN Việt Nam cũng có thể có cơ hội hợp tác trong những lĩnh vực mà Mỹ cần nguồn cung bổ sung, đặc biệt nếu sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn thị trường Mỹ.

Một chính sách nổi bật khác là “mạnh tay” kiểm soát nhập cư, đặc biệt với lao động không có kỹ năng. Điều này có thể thu hẹp các ngành sử dụng lao động giá rẻ tại Mỹ, giảm nhu cầu về sản phẩm, nguyên liệu từ các nước, trong đó có Việt Nam.

* Ông dự báo nào thế nào về quan hệ thương mại Mỹ – Việt trong thời gian tới, và đâu là điều DN Việt cần lưu ý?

– Trong quan hệ thương mại Mỹ – Việt, vấn đề lớn nhất cần giải quyết là thặng dư thương mại lớn giữa hai nước. Chính sách “America First” của ông Trump có thể khiến vấn đề này trở nên nhạy cảm hơn.

cau-noi-2.png

Theo tôi, DN Việt có thể lưu tâm đến một số điểm sau:

Thứ nhất, tăng cường hợp tác đầu tư với các DN Mỹ để duy trì quan hệ thương mại bền vững. Việt Nam có thể triển khai các chính sách thu hút đầu tư như ưu đãi về đất đai, thuế suất và thủ tục hành chính, tạo lợi thế cho DN Mỹ muốn đầu tư vào Việt Nam. Điều này sẽ giúp tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại Việt Nam và giữ chân các DN đã có mặt.

Thứ hai, Việt Nam có thể xem xét gia tăng nhập khẩu từ Mỹ để giảm bớt chênh lệch thương mại hai chiều. Các mặt hàng ưu tiên nhập khẩu có thể bao gồm trang thiết bị, đặc biệt là máy bay, khí hóa lỏng…

Thứ ba, cần thận trọng khi nhập khẩu hàng từ Trung Quốc để tránh bị coi là trung chuyển hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ. DN Việt Nam cần kiểm soát tốt nguồn gốc hàng hóa và tuân thủ các tiêu chuẩn xuất xứ để tránh rủi ro về thuế và các biện pháp trừng phạt từ phía Mỹ.

gettyimages-1411097971.jpg
Khả năng cao các chính sách “America First” của ông Trump sẽ “tiếp tục” được áp dụng

* Thuế quan có phải là mối quan ngại lớn cho DN Việt Nam không, thưa ông?


– Trong vận động tranh cử, ông Trump đã ủng hộ các biện pháp thuế quan “leo thang” và có thể sẽ áp dụng thuế nhập khẩu cao đối với hàng hoá từ Trung Quốc và một số nước khác. Ông Trump tin rằng mức thuế này sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo việc làm và thu về hàng tỷ USD để hỗ trợ các chính sách giảm thuế khác. Mức thuế đề xuất là 20% cho hàng hoá từ trung Quốc và 10% từ các nước khác.

Việt Nam có thể sẽ phải nằm trong nhóm bất lợi, chịu thuế suất cao vì xuất khẩu qua Mỹ lượng hàng hóa lớn. Đây là thách thức rất lớn với các DN đang xuất khẩu hàng hoá chủ lực vào thị trường Mỹ.

TS. Huỳnh Thế Du

trump-vietnam-0919.jpg
Việt Nam có thể sẽ phải nằm trong nhóm chịu thuế cao vì xuất khẩu qua Mỹ lượng hàng hóa lớn

* Với việc ông Trump tiếp tục cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, DN Việt nên làm gì để tận dụng cơ hội này?

DN Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để trở thành một mắt xích thay thế trong chuỗi cung ứng. Các chiến lược có thể xem xét gồm:

Thứ nhất, đầu tư nâng cao chất lượng và năng lực sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Mỹ và thị trường phương Tây, đặc biệt về công nghệ, quy trình sản xuất, quy định về môi trường, lao động và chất lượng sản phẩm.

Thứ hai, xây dựng quan hệ đối tác với các công ty Mỹ, giúp mở rộng quy mô và vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ ba, thận trọng trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu, đặc biệt là từ Trung Quốc nhằm tránh bị dính vào các biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ. Các DN cần đảm bảo rằng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam có nguồn gốc rõ ràng, không phải là trung chuyển từ Trung Quốc, nhằm tránh rủi ro về thuế quan và bảo vệ danh tiếng của mình trong chuỗi cung ứng.

cau-noi.png

* Những ngành kinh tế nào của Việt Nam có cơ hội lớn nhất từ chính sách này, thưa ông?

– Việt Nam xuất khẩu nhiều ngành chủ lực sang Mỹ như dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện điện tử, nông sản (cà phê, hạt điều, gạo, thủy sản) và gỗ. Các ngành này không chỉ đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu mà còn duy trì thương mại mạnh mẽ với Mỹ.

vnhk.png
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Ngoài ra, các DN Việt Nam cũng nên chú ý đến ngành hàng lưỡng dụng (vừa dùng cho mục đích quân sự, vừa dân sự). Mỹ đang gặp khó khăn khi phải phụ thuộc vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng cho các sản phẩm này, vì vậy đây là cơ hội để Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực này.

*Cảm ơn những chia sẻ của ông!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *